Tiền mãn kinh bị đau bụng nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nhiều phụ nữ gặp triệu chứng đau vùng bụng trong thời kỳ tiền mãn kinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể nguy hiểm hoặc không. Pueva chia sẽ tới bạn tiền mãn kinh bị đau bụng nguyên nhân và cách điều trị.

Tiền mãn kinh bị đau bụng có sao không?

Triệu chứng tiền mãn kinh bị đau bụng


Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi mãn kinh. Phụ nữ mãn kinh khi 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. 
Giai đoạn tiền mãn kinh với sự sụt giảm rối loạn nội tiết tố nữ khiến bạn gặp nhiều triệu chứng như: kinh nguyệt thất thường, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, cáu gắt, khô hạn, giảm ham muốn…

34 triệu chứng tiền mãn kinh đầy đủ chính xác


Triệu chứng tiền mãn kinh bị đau bụng có thể là dạng đau buồng trứng ở vùng bụng dưới, xương chậu và lưng dưới. Nó có thể dai dẳng, đến rồi đi, âm ỉ hoặc tiến triển thành những cơn đau dữ dội. 


Trong thời kỳ tiền mãn kinh, đau buồng trứng có thể bắt nguồn từ hệ thống sinh sản. Nguyên nhân có thể là do mang thai, rụng trứng, kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu.


Bài này cũng đề cập các nguyên nhân bên ngoài hệ thống sinh sản có thể dẫn đến đau và các triệu chứng tương tự. 

>>>>>Đọc thêm: Bí quyết thuốc kéo dài tuổi tiền mãn kinh níu giữ thanh xuân rực rỡ


Nguyên nhân tiền mãn kinh bị đau bụng

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ tiền mãn kinh bị đau bụng

Các cơn đau bụng, đau buồng trứng và đau vùng chậu thường khó phân biệt. Các triệu chứng đi kèm dưới đây có thể giúp bạn dễ phân biệt hơn. Dưới đây là những nguyên nhân tiền mãn kinh bị đau bụng phổ biến:


1/ Đau bụng kinh


Thời kỳ tiền mãn kinh bạn có thể bị tình trạng đau bụng kinh nặng hơn. Đi kèm theo đó có thể là tình trạng chuột rút. Nguyên nhân do thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.


2/ Rụng trứng


Quá trình rụng trứng thường xảy ra mỗi tháng một lần, khi một trong hai buồng trứng giải phóng một quả trứng. Nếu trứng không được thụ tinh và không dẫn đến mang thai, thì niêm mạc tử cung sẽ rụng khoảng 14–16 ngày sau đó. Sự rụng này là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu trong kỳ kinh nguyệt. 


Đau do rụng trứng còn được gọi là đau giữa chu kỳ, thường đau ở một bên của xương chậu và có cường độ dao động. Có thể là một cơn đau âm ỉ hoặc một cơn đau mạnh đột ngột. Ngoài ra, bạn có thể bị đau đầu, khó chịu trong dạ dày, mệt mỏi.


Có thể trước đây bạn chưa bị đau bụng khi rụng trứng, và chỉ khởi phát trong giai đoạn tiền mãn kinh do sự rối loạn nồng độ estrogen.


3/ Lạc nội mạc tử cung


Mô nội mạc tử cung thường phát triển bên trong tử cung và rụng trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Khi mô này phát triển bên ngoài tử cung, nó được gọi là lạc nội mạc tử cung.


Mô nội mạc tử cung bên ngoài tử cung này vẫn phản ứng với những thay đổi nội tiết tố, gây chảy máu bên trong khung chậu. Điều này có thể gây ra chuột rút nghiêm trọng và kinh nguyệt ra nhiều.


4/ U xơ tử cung


U xơ tử cung là khối u không phải do ung thư nằm trong tử cung và có thể gây chảy máu nhiều kèm theo cơn đau quặn thắt tồi tệ hơn.


5/ U nang buồng trứng

Phụ nữ tiền mãn kin bị đau bụng cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp

U nang buồng trứng là những khối chứa đầy chất lỏng, phát triển trên một hoặc cả hai buồng trứng. 
Các khối u nang buồng trứng lớn hơn có thể gây đau ở một trong hai bên hoặc cả hai bên buồng trứng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc tiến triển thành một cơn đau buốt nếu khối u bị vỡ hoặc xoắn, còn được gọi là xoắn buồng trứng.


Nếu u nang buồng trứng chảy máu hoặc vỡ ra, nó có thể gây đau đột ngột, dữ dội kèm theo chảy máu, sốt, buồn nôn, nôn và chóng mặt. Tình trạng này cần trợ giúp y tế ngay lập tức.


Biến chứng của u nang buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa . 
Các u nang cũng có thể gây ra các triệu chứng như: đầy bụng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ, thay đổi thói quen đại tiểu tiện.


6/ Bệnh viêm vùng chậu


Bệnh viêm vùng chậu (PID) là tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ. Nguyên nhân là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu. 


Bệnh viêm vùng chậu có các triệu chứng:
+ Đau bụng dưới hoặc vùng chậu
+ Sốt
+ Tiết dịch âm đạo bất thường và có mùi hôi
+ Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục
+ Nóng rát khi đi tiểu
+ Chảy máu giữa các kỳ kinh


7/ Có thai ngoài tử cung


Đây là tình trạng mang thai xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Thật không may, thai nhi không thể sống sót, đây cũng là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng của người mẹ. 


Bạn có thể cảm thấy chuột rút dữ dội ở cả hai bên bụng dưới cùng với đau vai, chóng mặt, suy nhược và chảy máu nhiều bên trong hoặc âm đạo.


8/ Một số nguyên nhân hiếm gặp


-    Xoắn buồng trứng
-    Ung thư buồng trứng
-    Hội chứng buồng trứng đa nang
-    Mô buồng trứng còn sót lại sau phẩu thuật cắt bỏ buồng trứng


Khi nào tiền mãn kinh bị đau bụng cần chăm sóc y tế khẩn cấp

Cần chăm sóc y tế kịp thời khi đau bụng nặng và kèm theo nhiều triệu chứng

Gọi điện cho Bác sĩ ngay hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi tiền mãn kinh bị đau bụng đi kèm các triệu chứng dưới đây:
+ Chảy máu âm đạo
+ Có máu trong nước tiểu
+ Buồn nôn hoặc nôn mửa, nôn ra máu
+ Chóng mặt hoặc ngất xỉu
+ Huyết áp thấp
+ Đau vai
+ Áp lực trực tràng
+ Sốt 
+ Mang thai
+ Đặt vòng tránh thai (dụng cụ tử cung, dùng để tránh thai) hoặc thắt ống dẫn trứng 
+ Phân sẫm màu hoặc đen
+ Đau ngực hoặc khó thở


Điều trị tiền mãn kinh bị đau bụng 


1/ Thay đổi lối sống


Một lối sống lành mạnh bao gồm: chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và cân bằng, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, nghỉ ngơi thư giãn và giảm căng thẳng có thể giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh thời kỳ tiền mãn kinh.


2/ Điều trị bị đau bụng tiền mãn kinh tại nhà


Nếu bạn bị đau bụng nhẹ do rụng trứng hoặc trong kỳ kinh nguyệt, các phương pháp điều trị tại nhà có thể bao gồm: 
+ Dùng đệm sưởi hoặc lăn chai nước nóng trong 20 phút
+ Dùng băng quấn hoặc miếng dán nhiệt được sản xuất đặc biệt để giảm đau bụng kinh
+ Tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen
+ Tập hít thở sâu
+ Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng
+ Uống nhiều nước để giảm viêm tổng thể
+ Miếng dán Lidocain làm tê cho vùng bụng dưới hoặc lưng
Các tình trạng tiền mãn kinh bị đau bụng nghiêm trọng hơn có thể phải dùng thuốc theo toa hoặc phẫu thuật. 


3/ Điều trị do bác sĩ hướng dẫn


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:
+ Thuốc không kê đơn (OTC) : Nếu đau bụng kinh hoặc rụng trứng là nguyên nhân cơ bản, thì thuốc chống viêm không steroid (NSAID) OTC như Advil hoặc Motrin (ibuprofen) hoặc Aleve (naproxen sodium) có thể hữu ích. Tylenol (acetaminophen), một chất không phải NSAID cũng có thể hữu ích, đặc biệt nếu bạn không thể dùng NSAIDS. Nếu vấn đề nhiễm trùng nấm men, bác sĩ có thể đề nghị dùng kem chống nấm không kê đơn. 


+ Thuốc tránh thai : Bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai nếu đau bụng kinh hoặc do rụng trứng để ngăn rụng trứng và điều hòa kinh nguyệt của bạn.


+ Thuốc giảm đau theo toa : Cơn đau không được kiểm soát bởi NSAID có thể yêu cầu đơn thuốc giảm đau mạnh hơn. 


+ Thuốc kháng sinh : Các tình trạng tiềm ẩn như viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận và viêm ruột thừa cần dùng kháng sinh. 


+ Diflucan (fluconazole) : Diflucan là một loại thuốc uống được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm men. 


+ Estrogen âm đạo : Estrogen âm đạo có thể được chỉ định cho những người tiền mãn kinh và mãn kinh để làm chậm quá trình mỏng mô âm đạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu. 


+ Phẫu thuật : Các vấn đề tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và hội chứng buồng trứng còn sót lại  có thể cần phẫu thuật. Mang thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng hoặc ruột thừa bị vỡ sẽ phải phẫu thuật khẩn cấp.

4/ Giải pháp bổ sung, thay thế và thảo dược

Theo nghiên cứu cho thấy tập Yoga giúp giảm đau bụng kinh

Liệu pháp xoa bóp, tinh dầu thơm và thảo dược có thể giúp giảm đau bụng kinh. 
Các loại thảo mộc hữu ích cho chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.


Châm cứu phổ biến trong việc điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, không có đủ khoa học để hỗ trợ việc sử dụng nó để điều trị đau bụng kinh. Có những phát hiện sơ bộ cho thấy bấm huyệt , một phương pháp tự điều trị, có thể giúp giảm đau.

 
Các nghiên cứu cho thấy nhiệt, yoga và kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS) có tác dụng tốt đối với chứng đau bụng kinh.

>>>>>Đọc thêm: Bí quyết thuốc kéo dài tuổi tiền mãn kinh níu giữ thanh xuân rực rỡ


Nếu thấy bài viết Tiền mãn kinh bị đau bụng nguyên nhân và cách điều trị hữu ích, nhờ bạn chia sẽ cho nhiều người biết nhé! Nếu bạn cần chuyên gia Pueva tư vấn kỹ hơn về trường hợp của mình hãy để lại thông tin hoặc gọi vào số Hotline 0989998811 (24/7) để được tư vấn miễn phí nhé!

Đọc thêm:

Khám phá bí mật về viên uống hỗ trợ giảm triệu chứng tiền mãn kinh

 

Tham khảo:
Verywellhealth.com

 

HEPURA - Sống khỏe trong tầm tay

Mời bạn tham khảo:

Viên uống nội tiết tố PUEVA - Tô thắm vẻ đẹp riêng

Thành phần: Cao lá Chùm ngây, cao Chè Vằng, Isoflavon, cao Nhân trần, cao Cỏ gấu, cao Ngải cứu, cao Ích mẫu

Công dụng: Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ. Giúp bổ huyết, điều kinh. Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Đối tượng sử dụng: Phụ nữ có nhu cầu tăng cường nội tiết tố. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có các biểu hiện: bốc hỏa, da bị lão hóa ( da khô sạm, nhăn da), rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều do thiếu hụt nội tiết tố.

Số CB: 1038/2021/ĐKSP

Hotline: 0989998811- 0989365758 (24/7) ( Zalo)

Website: www.hepura.com

www.dieuhoanoitiettonu.com

Email: thaoduochepura@gmail.com

Địa chỉ: số 10, đường số 24, KDC Hiệp Thành 3, P Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng