Cảnh báo những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh và cách phòng ngừa

Nhiều phụ nữ lo lắng về tình trạng sức khỏe và bệnh tật thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Điều này không phải là không có cơ sở khi nhiều dấu hiệu ngày càng rõ. Hãy cùng Pueva tìm hiểu những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh để phòng ngừa từ sớm nhé!

Cảnh báo những bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Hiểu về tiền mãn kinh và mãn kinh


Bạn được chẩn đoán là mãn kinh khi 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Khoảng thời gian trước đó kinh nguyệt không đều, lúc có lúc không gọi là tiền mãn kinh.


Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone estrogen dao động dữ dội, gây ra theo thống kê có tới 34 triệu chứng tiền mãn kinh như: bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, khô hạn, giảm ham muốn…


Khi bạn đã mãn kinh, hormone estrogen giảm xuống mức rất thấp và vẫn ở đó. Những phụ nữ không có vấn đề gì về sức khỏe trước khi mãn kinh có thể đối mặt với tỷ lệ các vấn đề gia tăng sau khi trải qua quá trình thay đổi.

Do đó, những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh cần được phụ nữ quan tâm tìm hiểu để phòng ngừa kịp thời.

>>>>>Liên quan: Bí quyết thuốc kéo dài tuổi tiền mãn kinh níu giữ thanh xuân rực rỡ


Nguyên nhân những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh

Hiểu rõ nguyên nhân những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh giúp phụ nữ phòng ngừa từ sớm

Chu kỳ kinh nguyệt không phải là điều duy nhất thay đổi sau khi mãn kinh. Nồng đọ hormone giữ cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn cũng có vai trò bổ sung quan trọng trong cơ thể. Nếu không có tác dụng bảo vệ của các hormone đó, đặc biệt là estrogen, khi chúng giảm đi, phụ nữ phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe.


Ngoài việc mất estrogen, những thay đổi khác xảy ra trong cơ thể có thể gây hại cho sức khỏe của bạn sau khi mãn kinh. 
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA):  huyết áp,  cholesterol LDL (xấu) và triglyceride  (một dạng chất béo trong máu) có xu hướng tăng sau khi mãn kinh, mặc dù các nhà khoa học không rõ lý do tại sao.


Ngoài ra, những thay đổi khác liên quan đến lão hóa, như quá trình trao đổi chất chậm hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, loãng xương và các tình trạng khác, theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (OWH).


Mặc dù mỗi phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro riêng biệt dựa trên di truyền và các yếu tố khác, nhưng bạn nên lưu ý đến cách bảo vệ bản thân trước những bệnh thường gặp phổ biến có thể tăng nguy cơ ở tuổi mãn kinh.


Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh và cách phòng ngừa

Nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên nguy hiểm hơn bệnh ung thư vú

1/ Bệnh tim mạch


Bạn thường nghĩ bệnh tật đe dọa lớn nhất với phụ nữ là ung thư vú. Bạn có biết rằng mối nguy hiểm thực sự đáng kể nhất phụ nữ phải đối mặt sau mãn kinh là bệnh tim mạch.


Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ( AHA), có gần 1/3 phụ nữ phát triển bệnh tim mạch và tỷ lệ phụ nữ bị đau tim bắt đầu tăng lên khi ở độ tuổi khoảng 10 năm sau mãn kinh.


Nguyên nhân chính là nội tiết tố nữ estrogen có vai trò giữ cho các mạch máu linh hoạt, nhờ đó chúng co lại và mở rộng ra để thích ứng với lưu lượng máu trong cơ thể. Thời kỳ mãn kinh nồng độ estrogen giảm đi, lợi ích cho mạch máu mất đi. 


Thêm vào đó, huyết áp tăng lên có thể làm dày thành động mạch, khiến cho trái tim phụ nữ đột nhiệt trở nên dễ bị tổn thương hơn.


Theo nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ ở Mỹ phát hiện ra rằng: những phụ nữ có nhiều cơn bốc hỏa sớm hơn trong thời kỳ mãn kinh dường như cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.


Kết quả cũng tương tự ở nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ công bố vào tháng 2/2021 cho thấy: phụ nữ bị bốc hỏa thường xuyên và dai dẳng có liên quan đến bệnh tim mạch trong tương lai.


Do đó, những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc bị triệu chứng bốc hỏa sớm và nghiêm trọng, nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phòng ngừa từ sớm.


Những cách phòng ngừa và giảm nguy cơ bệnh tim thường gặp ở tuổi mãn kinh


Bạn không thể kiểm soát tiền sử bệnh tim của gia đình mình, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ tổng thể bằng tuân theo một lối sống lành mạnh, hỗ trợ trái tim khỏe mạnh.


Sự thay đổi đó là: chế độ ăn uống tăng khẩu phần rau, ít thịt đỏ và đường. Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần và bỏ hút thuốc.


Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên quan tâm tới các chỉ số như: huyết áp, cholesterol, đường huyết, chỉ số khối cơ thể. Kiểm soát những chỉ số này trong mức cho phép giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Liên quan: Sự thật về thời kỳ mãn kinh tiền mãn kinh tăng huyết áp


AHA cảnh báo rằng: mặc dù estrogen bảo vệ tim, nhưng việc sử dụng  liệu pháp hormone sau mãn kinh  không được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.


2/ Bệnh loãng xương

Bệnh tiền mãn kinh loãng xương âm thầm và khó nhận biết nhưng hậu quả nặng nề

Loãng xương là căn bệnh xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy hơn. Nó là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh.

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Y học Lâm sàng ở Mỹ, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 4 lần nam giới. 


Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG): Trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi estrogen, nhưng vào năm tiền mãn kinh và tiếp tục trong khoảng ba năm sau mãn kinh, quá trình mất xương diễn ra nhanh chóng.


Quá trình mất xương có thể bắt đầu từ giai đoạn tiền mãn kinh. Do đó, khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, trở nên khó dự đoán, bạn nên tìm giải pháp duy trì sức khỏe xương khớp của mình.


Điều nguy hiểm là các triệu chứng loãng xương có thể không nhìn thấy được. Bạn thậm chí có thể không nhận thấy rằng xương của bạn đang yếu đi, vì loãng xương có thể không gây ra các triệu chứng trong nhiều thập kỷ. Gãy xương có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.


Đây là lý do tại sao phụ nữ từ 65 tuổi trở lên được khuyến khích đi kiểm tra đo mật độ xương ở cột sống và hông. Hãy đi bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm loãng xương.


Nếu bạn đã mãn kinh và có các yếu tố nguy cơ khác, như viêm khớp dạng thấp, hút thuốc, nghiện rượu, chỉ số BMI thấp hoặc cha hoặc mẹ có tiền sử gãy xương hông, hãy đi khám sức khỏe xương khớp trước 65 tuổi.


Làm thế nào để tăng cường sức khỏe xương ở tuổi trung niên


Bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu canxi và vitamin D tốt cho xương khớp. Hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung đủ canxin và vitamin D cơ thể cần.


Bạn có thể bổ sung canxi từ rau lá sẫm màu, sữa và cá đóng hộp như cá hồi và cá mòi. Để có đủ vitamin D bạn cần phơi nắng 15 phút vài ngày trong tuần, uống nước cam tăng cường, ngũ cốc và sữa.


Các bài tập thể dục chịu trọng lượng giúp giữ cho xương chắc khỏe như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ. Bạn cần duy trì thói quen tập luyện này vì chúng giúp xương hoạt động chống lại trọng lực cơ thể để trở nên khỏe mạnh hơn.


Ngoài ra, không hút thuốc: nó có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương, theo Viện Quốc gia về Bệnh khớp và Cơ xương và Da.

Liên quan: Tiền mãn kinh có gây đau xương khớp không và 7 cách điều trị tự nhiên Phần 2

 


3/ Tăng cân

Tăng cân là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh gây nhiều nguy cơ bệnh tật

Thời kỳ mãn kinh có ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất của phụ nữ. Mãn kinh khiến cơ thể bạn tăng mỡ và mất khối lượng mô nạc khoảng hai năm trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho đến hai năm sau thời kỳ mãn kinh.


Tăng cân hay tăng mỡ bụng thời kỳ mãn kinh không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, mà chúng còn làm tăng nguy cơ các căn bệnh khác nguy hiểm. Do đó, tăng cân cũng được xem là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh.


Theo nghiên cứu, việc tăng cân đặc biệt tăng mỡ bụng rất nguy hiểm, vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2. 


Thêm vào đó, một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 6/ 2021 trên tạp chí Menopause, cho thấy những phụ nữ nhanh chóng phát triển mỡ bụng trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, ngay cả khi cân nặng của họ vẫn ổn định.


Thời kỳ mãn kinh cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển bao gồm: huyết áp cao, lượng đường trong máu cao , mỡ thừa vùng bụng và mức cholesterol bất thường , làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.


Nguyên nhân tăng cân và tăng mỡ bụng thời kỳ mãn kinh


Một phần nguyên nhân khiến nguy cơ béo bụng tăng lên là do nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh, chất này sẽ chuyển chất béo từ hông sang bụng. 


Ngoài ra, các triệu chứng tiền mãn kinh như đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ, thay đổi tâm trạng khiến cho việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục bị cản trở gây dễ tăng cân.

Phòng ngừa tăng cân tăng mỡ bụng thời kỳ mãn kinh


Phòng ngừa tăng cân thời kỳ mãn kinh bằng cách cắt giảm lượng calo trong các bữa ăn. Bạn có thể ăn nhiều hơn vào buổi trưa, ăn ít hơn vào buổi tối, không ăn vặt thường xuyên.


Giải tỏa căng thẳng bằng các bài tập Yoga hoặc thiền chánh niệm để ngăn chặn nhu cầu ăn đồ ngọt như kem để làm dịu tâm trạng.


4/ Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tuổi mãn kinh

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu của phụ nữ tăng theo tuổi tác và phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của cá nhân. Phụ nữ trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp đôi các lứa tuổi khác. 


Theo thống kê được công bố có gần 10% phụ nữ sau mãn kinh đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.


Sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm xuống có thể khiến mô âm đạo mỏng hơn và khô hơn. Điều này có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.


Để giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu, Văn phòng sức khỏe phụ nữ ở Mỹ (OWH) khuyến nghị những điều sau:


+ Đi tiểu khi bạn cảm thấy muốn đi, và cố gắng tránh đi tiểu lâu hơn 3 hoặc 4 giờ mà không đi tiểu. Nước tiểu của bạn nằm trong bàng quang càng lâu thì càng có nhiều vi khuẩn có thể phát triển.


+ Đảm bảo lau vệ sinh từ trước ra sau.


+ Uống nhiều nước, tốt nhất là ít nhất sáu đến tám cốc nước mỗi ngày.


+ Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.


+ Tránh thụt rửa hoặc xịt khử mùi vệ sinh phụ nữ.


+ Chọn đồ lót bằng chất liệu cotton thoáng khí và tránh mặc quần bó sát.


Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng tiểu (hai lần nhiễm trùng tiểu trong 6 tháng hoặc ba lần trong một năm), hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm nguyên nhân và lựa chọn điều trị như kháng sinh có thể phù hợp nhất cho bạn.


5/ Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là một loại bệnh lý tiền mãn kinh thường xảy ra sau mãn kinh

Tiểu không tự chủ là tình trạng khó kiểm soát bàng quang có thể bắt đầu ở giai đoạn tiền mãn kinh và tiếp tục trong nhiều năm sau đó. Theo OWH , khoảng một nửa số phụ nữ sau mãn kinh bị tiểu không tự chủ ( tiểu són).


Tình trạng phổ biến nhất thường xảy ra khi bạn bị căng thẳng, khi ho, hắt hơi hoặc khi vận động.  Tiểu són khi có sự rò rỉ nước tiểu đi kèm với sự thôi thúc đi vào toilet ngay lập tức.


Tại sao tiểu không tự chủ là một trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh?


Các mô của bàng quang và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang) chứa các thụ thể estrogen và  progesterone  và được làm dày lên bởi các hormone đó. Sau khi mãn kinh, lượng hormone này giảm xuống, và các mô mỏng đi và yếu đi. 


Ngoài ra, các cơ xung quanh xương chậu có thể bị mất trương lực do lão hóa, một quá trình được gọi là “thư giãn vùng chậu”.
Theo nghiên cứu của SWAN chỉ ra rằng chứng són tiểu có lẽ liên quan đến tuổi tác nhiều hơn là liên quan cụ thể đến thời kỳ mãn kinh. 


Những cách ngăn ngừa bệnh tiểu không tự chủ thường gặp ở tuổi mãn kinh:


+ Hãy làm rỗng bàng quang càng thường xuyên càng tốt, đi tiểu ngay khi muốn.
+ Tập bài tập Kegel làm co và thư giãn các cơ của sàn chậu.
+ Tìm nhà vật lý trị liệu có chuyên môn trong điều trị sàn chậu


Trên đây là 5 bệnh quan trọng trong những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh. Bạn cần để ý các dấu hiệu và áp dụng lối sống lành mạnh để phòng ngừa từ sớm. Chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh và mãn kinh thật tốt để vượt qua thời kỳ này nhẹ nhàng và vui vẻ.


Nếu thấy bài viết Cảnh báo những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh hữu ích, nhờ bạn chia sẽ cho nhiều người biết nhé! Nếu bạn cần chuyên gia Pueva tư vấn kỹ hơn về trường hợp của mình hãy để lại thông tin hoặc gọi vào số Hotline 0989998811 (24/7) để được tư vấn miễn phí nhé!

>>>>>Đọc thêm: Bí quyết thuốc kéo dài tuổi tiền mãn kinh níu giữ thanh xuân rực rỡ

Khám phá bí mật về viên uống hỗ trợ giảm triệu chứng tiền mãn kinh

 

Tham khảo:
Everydayhealth.com

 

HEPURA - Sống khỏe trong tầm tay

Mời bạn tham khảo:

Viên uống nội tiết tố PUEVA - Tô thắm vẻ đẹp riêng

Thành phần: Cao lá Chùm ngây, cao Chè Vằng, Isoflavon, cao Nhân trần, cao Cỏ gấu, cao Ngải cứu, cao Ích mẫu

Công dụng: Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ. Giúp bổ huyết, điều kinh. Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Đối tượng sử dụng: Phụ nữ có nhu cầu tăng cường nội tiết tố. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có các biểu hiện: bốc hỏa, da bị lão hóa ( da khô sạm, nhăn da), rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều do thiếu hụt nội tiết tố.

Số CB: 1038/2021/ĐKSP

Hotline: 0989998811- 0989365758 (24/7) ( Zalo)

Website: www.hepura.com

www.dieuhoanoitiettonu.com

Email: thaoduochepura@gmail.com

Địa chỉ: số 10, đường số 24, KDC Hiệp Thành 3, P Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng