Bị bốc hỏa có nguy hiểm không và nên uống thuốc gì

Những cơn bốc hỏa đến đột ngột khiến người nóng ran, sau đó cơ thể toát mồ hôi gây mệt mỏi và bất tiện cho chị em phụ nữ cả ngày và đêm. Vậy bị bốc hỏa có nguy hiểm không và nên uống thuốc gì để cải thiện tình trạng, mời bạn đọc bài!

Phụ nữ bị bốc hỏa có nguy hiểm không?

Tổng quan về bốc hỏa ở phụ nữ

Trước khi tìm hiểu bốc hỏa có nguy hiểm không, chúng ta cùng xem xét một số kiến thức tổng quan về bốc hỏa.
Cơn bốc hỏa là tình trạng nóng đột ngột ở phần trên cơ thể, biểu hiện nhiều nhất ở mặt, cổ và ngực trong tầm 1-5 phút. Lúc đó da của bạn có thể đỏ ửng lên, sau cơn bốc hỏa có thể gây đổ mồ hôi, nếu cơ thể mất quá nhiều nhiệt có thể gây tình trạng ớn lạnh sau đó.


Những cơn bốc hỏa ở chị em phụ nữ thường xảy ra vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt.


Các dấu hiệu của bị bốc hỏa:
+ Cảm giác ấm nóng đột ngột lan tỏa khắp mặt, cổ và ngực
+ Làn do đỏ bừng lấm tấm
+ Tim đập loạn nhịp
+ Đổ nhiều mồ hôi ở phần trên cơ thể
+ Cảm giác ớn lạnh và lo lắng


Theo thống kê có 85% phụ nữ trung niên gặp các cơn bốc hỏa, nhẹ thì chỉ một cơn nóng ấm thoáng qua, nặng là từng cơn bốc hỏa cả ngày lẫn đêm. Trung bình các triệu chứng bốc hỏa kéo dài từ 2- 7 năm, có người bị kéo dài tới hơn 10 năm kể cả mãn kinh rồi.

>>> Đọc thêm: Sự thật toàn bộ về bị bốc hỏa uống thuốc gì?


Bị bốc hỏa có nguy hiểm không?

Bị bốc hỏa có nguy hiểm không khi liên quan đến một số bệnh mãn tính chị em cần lưu ý


Mặc dù có nhiều tình trạng bệnh lý cũng gây ra bốc hỏa, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do rối loạn nội tiết tố nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.


Sự thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau khi mãn kinh là nguyên nhân chính. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng khi nồng độ hormone estrogen giảm xuống khiến bộ điều khiển nhiệt của cơ thể ở vùng dưới đồi trở nên nhạy cảm. Nó hiểu nhầm cơ thể đang quá ấm và bắt đầu một chuỗi phản ứng đề hạ nhiệt cơ thể, đó là cơn bốc hỏa đổ mồ hôi.


Tuy nhiên bị bốc hỏa do tiền mãn kinh thì câu trả lời cho câu hỏi bốc hỏa có nguy hiểm không thì câu trả lời là không. Bởi đây là tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, mặc dù có thể gây mệt mỏi, khó chịu nhưng chưa nguy hiểm đến tính mạng.


Bị bốc hỏa có nguy hiểm không khi được xem xét tới các dấu hiệu bệnh lý đi kèm cơn bốc hỏa như dưới đây:
+ Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
+ Bệnh về tuyến giáp
+ Bệnh ung thư và thuốc điều trị ung thư


Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ bị bốc hỏa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mất xương nhiều hơn những phụ nữ không bị bốc hỏa.


Chúng ta cùng xem xét mối liên quan giữa bốc hỏa và một số căn bệnh để trả lời cho câu hỏi bị bốc hỏa có nguy hiểm không


1- Bốc hỏa và nguy cơ bệnh tim mạch


Theo nghiên cứu của tạp chí Menopause của Mỹ về mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và các cơn bốc hỏa cho biết:


Những phụ nữ bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cũng bị tần suất các cơn bốc hỏa nhiều hơn phụ nữ bình thường. Do đó, việc giảm cân và kiểm soát cân nặng có thể giúp giảm bốc hỏa và nguy cơ các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường…


Cholesterol đã được biết là tăng đáng kể sau khi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố, không phụ thuộc vào các cơn bốc hỏa. Nhưng dữ liệu từ phân tích 3.000 phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh cho thấy rằng những người có nhiều cơn bốc hỏa hơn có mức cholesterol LDL "xấu" cũng như cholesterol HDL "tốt" cao hơn .


Nghiên cứu của Thurston về cơn bốc hỏa và thông tin sức khỏe từ 432 phụ nữ trưởng thành cho thấy những người báo cáo cơn bốc hỏa ít nhất sáu ngày trong hai tuần trước đó có nhiều khả năng bị dày động mạch. Do đó, bốc hỏa sẽ nguy hiểm khi dẫn tới nguy cơ bệnh tim mạch.

>>> Đọc thêm: Sự thật toàn bộ về bị bốc hỏa uống thuốc gì?


2- Bốc hỏa và bệnh tuyến giáp


Do thay đổi nội tiết tố nên các vấn đề về tuyến giáp như thiểu năng hay cường giáp trở nên tồi tệ hơn khi bắt đầu tuổi mãn kinh.


Thêm vào đó, các triệu chứng của bệnh tuyến giáp thường bắt chước các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng như: suy giảm sức khỏe, giảm trí nhớ, tâm trạng thay đổi, rụng tóc, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, tăng cân, bốc hỏa, giảm ham muốn…


Anne Z. Steiner, MD, MPH, trợ lý giáo sư tại khoa Sản và Phụ khoa tại Đại học North Carolina, cho biết: “Cơn bốc hỏa có thể là dấu hiệu của quá trình mãn kinh hoặc của các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp.


Trên thực tế, nhiều phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp không được chữa trị kịp thời, vì họ cho rằng các triệu chứng của họ chỉ là do mãn kinh nên không đi thăm khám.


Chị em cần đi khám và làm xét nghiệm máu đơn giản để tìm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có thể cho bạn biết tuyến giáp của bạn có hoạt động tốt hay không.


Theo các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Boston, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương. Do đó bốc hỏa sẽ nguy hiểm khi liên quan đến bệnh tuyến giáp.


3- Bốc hỏa và sức khỏe xương khớp


Bệnh loãng xương là vấn đề cần quan tâm của tất cả phụ nữ trung niên do quá trình lão hóa tự nhiên, tuy nhiên có một số phụ nữ dễ bị tổn thương hơn người khác.


Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu khoáng chất xương: phân tích dữ liệu từ 2.283 phụ nữ tham gia cho thấy rằng các cơn bốc hỏa bắt đầu sớm hoặc muộn trong thời kỳ tiền mãn kinh có liên quan đến sự luân chuyên xương nhanh hay chậm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp sau mãn kinh.


Một nghiên cứu của tạp chí Menopause cũng phát hiện rằng: những phụ nữ thường xuyên bị bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm có mật độ xương thấp hơn những phụ nữ khác. Mật độ xương thấp là một dấu hiệu của bệnh loãng xương.


Vậy bị bốc hỏa có nguy hiểm không. Vâng, cơn bốc hỏa là dấu hiệu cảnh báo chị em cần quan tâm đến sức khỏe tim mạch và xương khớp nhiều hơn. Chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và có chế độ sinh hoạt ăn uống, vận động lành mạnh để tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn.


Bị bốc hỏa uống thuốc gì?

Lối sống lành mạnh, thư giãn và luyện tập thể dục giúp phụ nữ tiền mãn kinh cải thiện bốc hỏa


Các bài thuốc đông y kết hợp thảo mộc thiên nhiên có công dụng hỗ trợ điều hòa nội tiết tố nữ, cũng có khả năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ: sài hồ, đương quy, bạch thược, chi tử, ngưu tất, bạch linh, thục địa, cúc hoa, cam thảo, đại táo…


Một số phụ nữ gặp triệu chứng bốc hỏa nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống thì cần giải pháp thuốc bốc hỏa tây y.


Chị em có thể đi khám Bệnh viện để được xem xét kê đơn thuốc estrogen tổng hợp. Khi estrogen tự nhiên suy giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, các estrogen kê đơn có thể giúp ngăn chặn các cơn bốc hỏa và giảm các triệu chứng tiền mãn kinh khác.


Nếu chị em đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai liều thấp. Đối với chị em mãn kinh rồi thì liệu pháp thay thế hormone ( HRT) được cân nhắc sử dụng.


Liệu pháp thay thế hormone giúp giảm các cơn bốc hỏa và khô âm đạo, thay đổi tâm trạng và mất xương.
Tuy hiệu quả nhanh nhưng liệu pháp này có một số rủi ro: tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, cục máu đông, ung thư vú, giảm trí nhớ…


Nếu bạn không sử dụng được liệu pháp hormone thì bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn: thuốc chống trầm cảm liều thấp, thuốc chống co giật và đau dây thần khinh, thuốc huyết áp hay thuốc điều trị ung thư vú…

>>> Đọc thêm: Sự thật toàn bộ về bị bốc hỏa uống thuốc gì?


Nếu thấy bài viết Bị bốc hỏa có nguy hiểm không và nên uống thuốc gì hữu ích, hãy chia sẽ cho nhiều người biết bạn nhé! Nếu bạn cần chuyên gia tư vấn kỹ hơn về trường hợp của mình hãy để lại thông tin hoặc gọi vào số Hotline 0989998811 (24/7) để được tư vấn miễn phí nhé!

 

 

Tham khảo:
Everydayhealth.com
Mayoclinic.org

HEPURA - Sống khỏe trong tầm tay

Mời bạn tham khảo:

Viên uống nội tiết tố PUEVA - Tô thắm vẻ đẹp riêng

Thành phần: Cao lá Chùm ngây, cao Chè Vằng, Isoflavon, cao Nhân trần, cao Cỏ gấu, cao Ngải cứu, cao Ích mẫu

Công dụng: Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ. Giúp bổ huyết, điều kinh. Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Đối tượng sử dụng: Phụ nữ có nhu cầu tăng cường nội tiết tố. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có các biểu hiện: bốc hỏa, da bị lão hóa ( da khô sạm, nhăn da), rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều do thiếu hụt nội tiết tố.

Số CB: 1038/2021/ĐKSP

Hotline: 0989998811- 0989365758 (24/7) ( Zalo)

Website: www.hepura.com

www.dieuhoanoitiettonu.com

Email: thaoduochepura@gmail.com

Địa chỉ: số 10, đường số 24, KDC Hiệp Thành 3, P Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng